Hậu Qủa Khó Lường Khi Xây Nhà Không Có Bản Thiết Kế Hoặc Dùng Bản Thiết Kế Đi Mượn

 

Hậu quả khó lường khi xây nhà bằng thiết kế đi mượn

 

Nhiều gia chủ vì muốn tiết kiệm thời gian, hoặc vì để tiết kiệm thêm ít chục triệu tiền thiết kế nên có suy nghĩ rằng có thể mượn bản vẽ của nhà hàng xóm áp dụng xây nhà mình.

Tuy nhiên, họ không thể lường được những hậu quả khó lường “tiền mất tật mang” khi xây nhà bằng thiết kế đi mượn này. Bởi khi xây nhà, gia chủ chỉ quan tâm tới số lượng tầng, phòng ngủ, màu sắc… Tuy nhiên, mỗi khu đất lại có những đặc điểm riêng về hướng nắng, gió, nền đất yếu hay chắc chắn, phong thủy với mỗi chủ nhà là khác nhau…

Để rồi, rất nhiều ngôi nhà gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng khi sử dụng thiết kế vay mượn:

1. Nhà sai kết cấu gây lãng phí sắt thép vật liệu, nguy cơ đổ sập:

Do không am hiểu về kết cấu nên nhiều gia đình đã sử dụng bản vẽ thiết kế trên nền đất yếu để xây dựng trên nền đất tốt của nhà ởbiệt thựnhà phố của mình gây lãng phí vật liệu và sắt thép nâng đỡ. Tuy nhiên cũng rất nhiều trường hợp, các khu đất trước từng là ao hồ có kết cấu yếu nhưng lại sử dụng bản vẽ thiết kế trên nền đất tốt để xây nên không có giải pháp gia cố chắc chắn, rất dễ làm nhà sập.

Mối nguy hiểm khác cần quan tâm đến đó là chủ nhà cơi nới thêm mà không tính toán kết cấu chịu tải. Xin được bản vẽ để xây nhà nhưng nhiều gia chủ lại tự ý làm tường nhà dày hơn, hay làm bồn nước dự trữ trên mái. Về lâu về dài, trọng tải thay đổi khiến cho đổ tường, nứt vỡ, … 

2. Không tính hướng nắng gió khiến nhà bí bách:

Khi chuẩn bị làm nhà, anh Phương ở Quốc Oai, Hà Nội tham khảo rất nhiều thông tin trên mạng để sưu tầm cho mình những mẫu nhà đẹp. Khi chọn được bản phối cảnh ưng ý, hai vợ chồng cho thợ xây theo bản vẽ mặt bằng sẵn có mà không phải mất chi phí nào cho thiết kế.

Anh tâm sự: Vì kinh phí xây nhà hạn chế, tôi cố gắng tiết kiệm mọi phần có thể (mà không quá ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà) để giảm chi phí. Nhớ ngày tìm được bản thiết kế nhà tải được trên mạng trong tay, tôi đã vô cùng sung sướng vì tiết kiệm được phần chi phí thuê KTS thiết kế – một khoản kha khá với gia đình tôi lúc đó. Đơn giản vì tôi nghĩ rằng: đất nhà mình là đất thổ cư nên nền đất chắc chắn giống hệt ngôi nhà kia. Và tôi tự tin cho thợ xây dựng nhà dựa theo bản vẽ đó. Tuy nhiên, chỉ sau 1 thời gian ngắn về sống những nhược điểm mới lộ khiến vợ chồng tôi lâm vào hoàn cảnh vô cùng khổ cực:

– Vào những ngày hè nóng nực: dù gia đình đã mở hết tất cả cửa sổ nhưng vẫn không hề có gió; buổi chiều nắng gay gắt dội thẳng vào phòng ngủ khiến căn phòng ngột ngạt đến khó thở. Cả 2 đứa con tôi còn nhỏ lăn ra ốm vì không chịu nổi.

– Theo bản vẽ, tường xung quanh nhà là tường 10 trong khi nhà xung quanh chỉ là nhà cấp 4, nhà tôi xây cao nhất đã bí, nóng, xây tường 10 lại càng nóng hơn. Hơi nóng hấp thụ vào khiến phòng nóng tận đến khuya.

– Về công năng sử dụng cũng không phù hợp với sinh hoạt gia đình con nhỏ (đặc biệt khi con ốm đau) khi tách riêng không gian sống của bố mẹ ở tầng 1, con cái lại phân bổ lên tầng trên.

Hậu quả khó lường khi xây nhà bằng thiết kế đi mượn

Lúc này gia đình anh mới hối hận vì áp nguyên bản thiết kế vay mượn vào nhà mình mà không chú ý đến hướng nhà (không mở cửa đúng hướng gió mát mà lại chọn hướng nóng nhất) và không lường trước hết những bất tiện trong bố trí công năng sử dụng. Cuối cùng gia đình anh đã phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để cải tạo lại ngôi nhà theo hướng phù hợp nhất. Đúng là “tiền mất tật mang”.

3. Phải lắp đặt lại hệ thống điện

Trường hợp của anh Hùng – Bắc Ninh lại gặp vấn đề nan giải khác. Anh Hùng xin nguyên bản vẽ kỹ thuật của một người quen đã xây trước đó. Tuy nhiên, gia đình anh đông người hơn nên có số lượng thiết bị điện gần gấp đôi nhà người quen (máy điều hòa, bình nước nóng, bếp…). Mỗi khi gia đình sử dụng các thiết bị điện cùng 1 lúc thì hệ thống điện bị quá tải, suốt ngày bị sập cầu giao, một số dây dẫn điện còn bị nóng chảy,  Cuối cùng, gia đình anh phải đi lại hệ thống đường điện mới, nhưng không thể đi âm tường được do nhà đã xây xong.

Hậu quả khó lường khi xây nhà bằng thiết kế đi mượn

4. Chạy theo phong thủy thiếu cơ sở khoa học

Trong thiết kế nhà ở, các kiến trúc sư đã tính toán sao cho các luồng giao thông hợp lý, công năng tối ưu. Các yếu tố thiên nhiên được khai thác tốt đảm bảo nhà thông gió, nhiều ánh sáng, tránh được những yếu tố bất lợi. Ngoài ra còn tính cả yếu tố phong thủy hợp với tuổi của chủ nhà. Do đó, mọi thay đổi không đồng bộ đều kéo theo sự mâu thuẫn.

Khi làm nhà, nhiều gia đình quan tâm đến hướng bếp, cửa ra vào, giường ngủ… cho hợp với phong thủy của mình. Vì thế, khi sử dụng bản vẽ copy, nhiều chủ nhà tự ý xoay chỉnh theo ý mình. Bố trí mới nhiều khi bất hợp lý, đảo lộn, gây khó khăn cho việc sinh hoạt hàng ngày, phong thủy không chuẩn gây ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều.